PTSD¶
PTSD (Post-Traumatic Stress Disorder) là "Rối loạn căng thẳng sau gặp chấn thương". PTSD là một loại rối loạn tâm thần phức tạp mà người ta gặp phải sau khi trải qua một sự kiện kinh hoàng, đau lòng. Sự kiện này có thể là tai nạn, chiến tranh, thảm họa tự nhiên, tấn công cá nhân, hoặc bất kỳ tình huống đe dọa tính mạng nào. Nó được đặc trưng bởi những suy nghĩ xâm nhập, ác mộng và hồi tưởng; tránh nhắc nhở về chấn thương; nhận thức và tâm trạng tiêu cực; tăng cảnh giác và rối loạn giấc ngủ. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chí lâm sàng. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý và đôi khi là liệu pháp dược lý bổ trợ.
Các tiêu chí sau đây áp dụng cho người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em trên 6 tuổi.
A. Trải nghiệm thực tế việc bị đe doạ bởi thương tích nghiêm trọng, cái chết hoặc bạo lực tình dục theo một (hoặc nhiều cách) sau đây:
-
Trực tiếp trải qua những sự kiện sang chấn
-
Chứng kiến những sự kiện sang chấn đó xảy ra với người khác
-
Biết được các sự kiện sang chấn xảy ra với một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc bạn thân. Nếu liên quan đến các chết, bị đe doạ của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thì các sự kiện sang chấn phải mang tính bạo lực hoặc bất ngờ
-
Tiếp xúc hoặc trải nghiệm trực tiếp nhiều lần với các chi tiết cực đoan gây khó chịu của các sự kiện sang chấn (ví dụ: thu thập hài cốt người, cảnh sát liên tục tiếp xcus với các chi tiết về lạm dụng trẻ em)
B. Sự có mặt của một (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây liên quan đến các sự kiện sang chấn, bắt đầu từ sau khi cá nhân bị sang chấn xảy ra:
-
Các sự kiện sang chấn được tái hiện, bị quấy rầy trong kí ức, không muốn gợi nhắc
-
Những giấc mơ đau khổ tái hiện các nội dung, hình ảnh sự kiện sang chấn
-
Phản ứng phân lý (ví dụ: hồi tưởng) trong đó cá nhân cảm thấy hoặc hành động như thể các sự kiện sang chấn đang tái diễn (phản ứng như vậy có thể xảy ra liên tục, với biểu hiện cực đoan nhất là mất hoàn toàn nhận thức về môi trường xung quanh hiện tại).
-
Tâm lý đau khổ dữ dội hoặc dai dẳng khi tiếp xúc với các tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài tượng trưng hoặc tương tự như một (vài) khía cạnh của sự kiện sang chấn ấy.
-
Đánh dấu các phản ứng sinh lý đối với các tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài tượng trưng hoặc giống với một (vài) khía cạnh của sự kiện sang chấn ấy.
C. Né tránh các kích thích liên quan đến sự kiện sang chấn, bắt đầu sau khi sự kiện sang chấn xảy ra, như bằng chứng là một hoặc cả hai điều sau đây:
-
Né tránh các suy nghĩ, ký ức khổ đau liên quan mật thiết đến sự kiện sang chấn
-
Né tránh những sự gợi nhắc mà môi trường đem lại làm khơi dậy những ký ức, suy nghĩ hoặc cảm giác đau khổ liên quan mật thiết đến sự kiện sang chấn
D. Những sự thay đổi tiêu cực trong tâm trạng và nhận thức liên quan đến sự kiện sang chấn sau sang chấn, bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, bằng chứng là hai hoặc nhiều hơn các điều sau đây:
-
Không có khả năng ghi nhớ một (vài) khía cạnh quang trọng của các sự kiện sang chấn (thường là do quên phân lý và không phải do các yếu tố khác như chấn thương đầu, rượu hoặc ma tuy)
-
Niềm tin tiêu cực phóng đại về bản thân, người khác và thế giới một cách dai dẳng
-
Bóp méo nhận thức bề nguyên nhân, hậu quả của sự kiện sang chấn khiến cá nhân tự trách bản thân hoặc người khác một cách dai dẳng
-
Cảm xúc tiêu cực dai dẳng (ví dụ: sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, tội lỗi hoặc xấu hổ)
-
Suy giảm đáng kể sự quan tâm hoặc tham gia vào các hoạt động quan trọng
-
Cảm giác người khác đang xa lánh và ghẻ lạnh
-
Không có khả năng trải nghiệm cảm xúc tích cực
E. Có hai hay nhiều hơn các biểu hiện dưới đây liên quan tới phản ứng của cơ thể với yếu tố gây sang chấn:
-
Hành vi dễ bị kích động hoặc bùng phát giận dữ (ít hoặc không có sự khiêu khích từ bên ngoài) thường thể hiện dưới dạng gây hấn bằng lời nói hoặc tấn công vật lý đối với người hoặc đồ vật
-
Hành vi liều lĩnh hoặc tự huỷ hoại
-
Tăng cảnh giác
-
Giật mình thái quá (hoặc cường điệu)
-
Có vấn đề với việc tập trung
-
Giấc ngủ rối loạn (ví dụ: khó ngủ hoặc ngủ không yên)
F. Các triệu chứng ở tiêu chí B, C, D, E là hơn 1 tháng
G. Sự rối loạn gây ra đau khổ hoặc suy yếu đáng kể về mặt lâm sàng trong xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.
H. Sự rối loạn không được quy cho các tác động sinh lý của một chất (ví dụ: thuốc, rượu) hoặc một tình trạng bệnh khác.
~ Trích DSM-5 (bản dịch rút gọn của VNPSY)