Skip to content

Bàn về học sâu

Hoàng Long - Some illustrations that I made today for my upcoming... | Facebook

Long

Nguyen Huynh Duc Thien xem nè ông ơi, gần đây tôi nghĩ về một luận điểm đó là nếu việc lưu trữ thông tin ở bên ngoài (VD ghi chú) rẻ tiền và hiệu quả hơn là việc nhớ thông tin. Vậy thì vì sao mình cần học và hiểu sâu, ông có ý kiến gì hem?

Tại những ghi chú, kiểu như second brain có thể tạo ra cảm giác người dùng phần mềm có được nhiều thứ trong thư viện cá nhân, nhưng việc có được kiến thức bên ngoài có thực sự quan trọng? Và việc hiểu sâu bên trong có vai trò gì?

Ngoài ra có 1 luận điểm khác là cách đây 20-30 năm, con người đều không có máy tính, không có Notion, Obsidian mà người ta vẫn học tập và nghiên cứu được tốt, vì vậy liệu có thực sự cần phần mềm ghi chú xịn để học?

Thiện

Chính cái hình số 2 đã giải thích vì sao ta phải học và hiểu sâu. Nếu một ngày ta đi tới một nơi không có điện thoại, internet, thì những kiến thức ta học được lúc đó sẽ phát huy. Tui luôn nhớ một câu "thứ gì trong đầu ta thì sẽ không bao giờ bị lấy đi". Không kể chuyện này, việc ta học sâu sẽ giúp ta hiểu về thế giới này hơn. Hông biết bạn sao, chứ tui càng đào sâu những chủ đề ban đầu tưởng chừng không liên quan nhau, nhưng tới một thời điểm nào đó, tự nhiên chúng sẽ xuất hiện cùng một lúc.

Hồi chiều t nảy ra ý tưởng về dòng thời gian của ghi chú. Ví dụ như có commonplace book, zettelkasten là những hình thức của Second Brain thời chưa có máy tính. Vấn đề ở đây là phương pháp, còn lại là công cụ. Trước đây lượng thông tin con người tiếp cận không nhiều như bây giờ (mỗi ngày người ta ước lượng một người đang phải tương tác với khoảng 74GB dữ liệu) nên việc có một công cụ "cao cấp" sẽ giúp chúng ta tiếp cận, xử lí thông tin dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên sẽ dễ sa vào cái bẫy sưu tập hơn rất nhiều.

Việc chúng ta cần là làm sao để luôn minh mẫn trong thế giới đầy sương mù này.

P/s: hôm nay trả lời thật sảng khoái, hôm nào hẹn cf được không?

Long

Đồng ý ạ, hẹn tuần sau cafe nha.

Màn sương mù này còn dày hơn khi có sự xuất hiện của AI & LLM (large language model). Với AI, thì content được sản xuất ra ngày càng nhiều, ảo giác của việc hiểu, của cái bẫy sưu tập càng lớn hơn.

Thú thật là tôi thấy sợ, vì nếu người học không có định hướng cho mình việc học là gì, ý nghĩa của nó ra sao, thì rất khó để mọi người định hình cần làm gì cho việc học.

Thiện

bạn nghĩ sao về ta cần đào sâu một vấn đề tới mức độ nào và mở rộng nó ra tới đâu? Liệu có một la bàn giúp ta việc này không?

Long

tui chưa có câu trả lời rõ ràng, vì một nhược điểm của việc hiểu sâu --- đó là tốn thời gian, và vì vậy, cũng không thể bắt học sinh hiểu sâu tất cả những gì học sinh học.

Thực ra việc không hiểu sâu, và chỉ nhìn qua các chi tiết và đưa ra quyết định giúp con người đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả hơn, khi bỏ qua các chi tiết dư thừa và chỉ đề ý đến những cái gì quan trọng và liên quan tới đời sống của mình.

Vì vậy, tui đề cao việc hiểu sâu, nhưng cũng nghĩ về việc làm sao để chọn thứ để hiểu sâu.

Remembering everything gets in the way of focusing on the deeper principles that allow us to recognize how a new situation resembles past situations and what kinds of actions will be effective

This is critical to understanding the knowledge illusion: Storing details is often unnecessary to act effectively; a broad picture is generally all we need. Source - The Knowledge Illusion by Steven Sloman

Sách thì khá dài, nhưng luận điểm chính là đôi khi lược bỏ chi tiết và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, (không cần hiểu sâu) thì đôi khi có lợi vì chúng ta đỡ bị choáng ngợp bởi chi tiết

Being smart is all about having the ability to extract deeper, more abstract information from the flood of data that comes into our senses. Instead of just reacting to the light, sounds, and smells that surround them, animals with sophisticated large brains respond to deep, abstract properties of the world that they are sensing. This allows them to detect extraordinarily subtle and complex similarities and differences in new situations that allow them to act effectively, even in situations they’ve never encountered before. Source - The Knowledge Illusion by Steven Sloman

Comments