Khỉ tam không¶
three wise monkeys
Khỉ tam không (tiếng Nhật: 三猿; phiên âm: san'en hoặc sanzaru?, hay còn viết là: 三匹の猿: sanbiki no saru: Khỉ tam không) là hình tượng của ba con khỉ trong ba tư thế khác nhau ngồi cạnh nhau là khỉ tên Mizadu (bịt mắt), Kikazadu (bịt tai), Iwazadu (bịt miệng) với triết lý sâu sắc của Phật giáo về dưỡng tâm. Loài khỉ được mô tả này chính là khỉ Nhật Bản là loài khỉ phổ biến ở Nhật. Hiện nay, ở Nhật, có nhiều đền với bức phù điêu tạc hình ba con khỉ với tư thế này.
Ngôn ngữ Nhật Bản có nói: Mizaru: tôi không nhìn điều xấu, Kikazaru: tôi không nghe điều xấu, Iwazaru: tôi không nói điều xấu.
Ý nghĩa¶
Phương Đông¶
Theo người Nhật, để đạt đến sự thông thái cần bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói. Khi tâm ở trạng thái "tĩnh" không bị quấy rầy, phân tán bởi những hiện tượng bên ngoài, những lời thị phi, những tạp niệm, lúc này tâm mới "ngộ" ra chân lý, nhìn thấu bản chất của thế giới, hướng tới điều thiện. Lúc này, hãy dùng cái tâm này để nghĩ/nói/làm.
Theo triết lý Nho giáo là muốn trở thành người nhân đức thì "những việc không hợp lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm".
Xem thêm: Lời nguyện của mẹ Teresa Calcutta về sự thinh lặng
Trong tiếng Nhật, từ “zaru” (không) có âm thanh giống như “saru” (khỉ). Như vậy toàn bộ tác phẩm gồm 3 thể: hình (khỉ), dụng (tay che), và ý (buông bỏ) đều ám chỉ tính không trong Phật giáo.
Phương Tây¶
Trong văn hóa phương Tây gọi là Ba chú khỉ thông thái (Three wise monkeys). Ngược lại văn hoá phương Đông và hiểu ba con khỉ ám chỉ người vô trách nhiệm về mặt đạo đức khi tỏ ra thờ ơ, không lắng nghe, và giả vờ ngu ngốc hoặc không nhìn thấy. Nhiều người diễn giải đó là đại diện cho quan niệm sống vô cảm, bàng quan, an phận, mặc kệ những gì xảy ra xung quanh.
Xem thêm: Chịu trách nhiệm
Theo góc nhìn phương Tây thì một hình thức để diễn đạt ba câu châm ngôn: "See no evils, hear no evils, talk no evils" (Không thấy điều quỷ sứ, không nghe chuyện quỷ sứ, không nói lời quỷ sứ).
Người phương Tây dùng hình tượng con khỉ là vì khỉ thường hay bắt chước làm theo những gì nó trông thấy, trong thành ngữ của văn hóa Mỹ cũng có câu nói: “Monkey see, monkey do” (có nghĩa là khỉ thấy, khỉ bắt chước) là ám chỉ ý này.