Skip to content

Những thách thức của bác sĩ trẻ thời nay?

Chuẩn bị vài tuần cho tới vài tháng nữa, lứa bác sĩ mới toanh năm nay sẽ tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, bao nhiêu thứ phải lo, trong đó cái lo nhất là tương lai như thế nào? Hôm nay, mình xin bàn luận một chút về chủ đề NHỮNG THÁCH THỨC CỦA BÁC SĨ TRẺ THỜI NAY để tìm ra giải pháp “làm sao để ổn hơn”.

Thách thức số 1: Chứng chỉ hành nghề

Ở một số quốc gia, thi chứng chỉ hành nghề được xem như là điều kiện bắt buộc trước khi được hành nghề y. Trong khi đó ở Việt Nam, các bạn được phép “hành nghề” khi chưa có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp CCHN dễ hơn rất nhiều lần. Tuy vậy, chứng chỉ hành nghề luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bạn và được xem như là thách thức đầu tiên trong quá trình hành nghề của các bạn.

Để có chứng chỉ hành nghề các bạn cần có một trong hai điều sau:

• Được một cơ sở y tế đủ chức năng chứng nhận thực hành 18 tháng theo quy định nhận làm hoặc

• Được tham gia một khóa học thực hành chứng chỉ hành nghề và sau đó tự làm hồ sơ xin chứng chỉ hành nghề.

Cả hai điều trên đều khó, vì nơi cho bạn thực hành miễn phí vẫn có lương khi chưa có CCHN thì sẽ không đào tạo và cấp miễn phí cho bạn mà bạn cần phải cam kết làm việc có thời hạn khi xin CCHN hoặc đền bù hợp đồng đào tạo. Còn nếu muốn đơn giản, bạn cần có số tiền tối thiểu 5tr/tháng x 18 tháng tương ứng 90 triệu, chưa kể chi phí sinh hoạt để học tập trung bình khoảng 3-4 triệu/tháng (thắt lưng buộc bụng nếu như ở HCM!!!!).

Thách thức số 2: Được đào tạo

Mình không cố ý so sánh giữa các thế hệ, nhưng rõ ràng con số sinh viên + bác sĩ mới ra trường QUÁ ĐÔNG so với số lượng HẠN CHẾ các nhân viên y tế có tay nghề đủ để hướng dẫn và đào tạo. Điều đó có nghĩa là, đi tìm thầy hay tìm mentor cho các bạn thời nay khá khó!

Với cuộc sống tất bật hơn và nhiều thứ quan tâm hơn hiện nay, một số bác sĩ có kinh nghiệm sẽ ít thời gian hướng dẫn lâm sàng hơn. Họ quan tâm cuộc sống cá nhân, cân bằng công việc & cuộc sống, chuyển ra khu vực tư nhân làm việc…, rõ ràng kiếm được một ông thầy cũng khó mà!

Qua một số ít các bạn trẻ mà mình được tiếp xúc, các bạn rõ ràng thụ động hơn trong việc học tập và kết nối. Dù các bạn có nhiều kỹ năng tự học hơn, nhưng đi lâm sàng và xin việc thì sự kết nối vẫn là ưu tiên.

Thách thức số 3: Thiếu việc làm

Ngành bác sĩ không bao giờ mà không xin được việc! OK, đó là lý thuyết thôi, còn thực tế tùy vào bạn là ai? Học vấn thế nào? Quen biết nhiều không?...

Nhiều bạn đã đánh mất cơ hội học ở các trường lớn ở thành phố lớn, do vậy sau tốt nghiệp muốn kiếm một công việc ở các bệnh viện tuyến trên. Do đó, các bệnh viện thành phố khá khó để các bạn chen chân vào. Trong khi đó, tuyến dưới thì bị đánh giá thấp vì các bạn sợ lụt nghề, không được đi học và tiếp cận y tế hiện đại…

Có bạn lại muốn học tiếp lên sau đại học, hoặc tự học 18 tháng để tăng thêm cơ hội được làm ở các bv tốt trong thành phố. Học lên tiếp sau đại học cũng là một cách hay. Tuy nhiên vài ngàn sinh viên tiếp tục học 18 tháng để xin cấp chứng chỉ, rồi lại số lượng từng ấy sinh viên đổ vào thị trường việc làm cùng một lúc cũng sẽ gây không ít khó khăn cho các bạn trong việc tìm được một chỗ làm tốt.

Thách thức số 4: Công nghệ phát triển

Sự phát triển của công nghệ và truyền thông vào khám chữa bệnh, khiến cho hình ảnh bác sĩ truyền thống bị mai một. Một mẫu bác sĩ thời nay sẽ phải là người giỏi y thuật, nói chuyện hay, truyền thông giỏi và có kỹ năng bán hàng!!!

Thật. Các bạn đi một vòng các KOLs ngành y sẽ thấy rõ điều đó, bác sĩ giỏi cỡ như PGS, TS mà thời nay không dùng MXH thì cũng sẽ bị các thế hệ trẻ hơn vượt mặt trong độ tín nhiệm của quần chúng mà thôi. (Mình không bàn ở khía cạnh y thuật, các bạn hiểu ý này nhé!).

Do đó, cuộc cạnh tranh về sức ảnh hưởng MXH sẽ là một thách thức đối với các bạn trẻ. Các bạn hãy tưởng tượng rằng: một đơn vị nào đó muốn tuyển lực lượng mới về, với yêu cầu đưa khoa/phòng của họ lên truyền thông MXH và rất kỳ vọng vào bạn khi tuyển dụng. Nếu có hai ứng viên một có khả năng và kỹ năng MXH, một bạn khác không có trong khi cả hai bạn có trình độ đào tạo và các điều kiện khác như nhau. Thì họ sẽ tuyển ai?

Các nhà tuyển dụng nước ngoài chú ý tới linkedin, facebook và tương tác của bạn với bên ngoài để đánh giá ứng viên. Từ từ, các nhà tuyển dụng ở VN cũng vậy mà thôi!

Giải pháp?

  1. Tăng cường kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ từ thời sinh viên.
  2. Xác định rõ mục tiêu ngay khi tốt nghiệp: đi làm lấy tiền nuôi thân + chứng chỉ hành nghề + bán thân cho một cơ sở y tế trong 3-5 năm HOẶC bỏ thêm 150 triệu để lấy sự tự chủ nhưng phải xác định là bạn đã vừa chọn vào cuộc đua khác khốc liệt hơn sau 18 tháng.
  3. Tập tính chủ động học hỏi, không ngại việc để tìm cho mình một mentor tốt trong tương lai.
  4. Tham gia các khóa đào tạo hoặc tự học cách sử dụng các nền tảng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng mềm khác.

Nguồn


My thought

2023-06-17 Ok, con đường sắp tới của mình là ở Việt Nam - Đậu nội trú Ngoại Lồng ngực (3 năm) - 18 tháng: "chắc là" ngoại ở BV ??, khi nào đăng kí: chưa tìm hiểu - Xin BV làm (BS Cường) - Ở nhà học tiếng anh (đi du học): xa vời


Comments