Skip to content

Quá nhiều app ghi chú, chọn cái nào bây giờ

👉 Tham gia bình luận tại group Obsidian - Second Brain

Hiện nay ngày càng có nhiều app ghi chú ra đời (gần 500 app trên Product Hunt).

Từ những app thế hệ thứ nhất cổ điển (OneNote, Evernote,...) hay những app thế hệ thứ hai (Notion, Coda, Bear,...) cho tới những app thế hệ thứ ba (Obsidian, RemNote, Logseq,...), mỗi ứng dụng đều có ưu nhược điểm và sẽ hướng tới những đối tượng khác nhau. 1

Thế làm sao để biết ứng dụng nào phù hợp với bản thân?

Các phong cách ghi chú

Anne-Laure Le Cunff đã giới thiệu các phong cách ghi chú qua bài viết này.

Việc xác định được phong cách ghi chú của bản thân có thể chọn được ứng dụng ghi chú phù hợp với tính cách của mình.

  • The architect (kiến trúc sư) xây dựng: những người thích lập kế hoạch, thiết kế các quy trình và khuôn khổ, đồng thời cần một công cụ ghi chú cho phép họ dễ dàng sắp xếp các ý tưởng của mình.
  • The gardener (thợ làm vườn) tích luỹ: những người thích khám phá, kết nối những suy nghĩ khác nhau lại với nhau và cần một công cụ ghi chú cho phép họ dễ dàng phát triển ý tưởng của mình.
  • The librarian (thủ thư) nghiên cứu: những người thích sưu tầm, xây dựng danh mục tài nguyên và cần một công cụ ghi chú cho phép họ dễ dàng lấy lại ý tưởng của mình.
  • Và The student (học sinh) thu nhặt: những người chưa định hình phong cách ghi chú và cần một công cụ ghi chú giúp họ nhanh chóng lưu lại các ý tưởng.

Đặc điểm các app ghi chú

Cho dù đã xác định phong cách ghi chú của mình (hoặc chưa), thì trong mỗi nhóm vẫn có quá nhiều app để chọn lựa. Trang NoteApps.info có thể dùng để so sánh các ứng dụng dựa trên các đặc điểm của từng ứng dụng: giao diện, lên kế hoạch, chia sẻ, chế độ offline, hỗ trợ di động, chia sẻ, định dạng ghi chú, bảng...

Mỗi ứng dụng sẽ có những đặc điểm riêng mà bạn sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn cái được cái mất.

Một số tính năng (xem xét) mà app ghi chú cá nhân cần có 2

  • Khả năng hoạt động đa nền tảng
  • Khả năng đồng bộ tốt giữa các loại thiết bị
  • Thao tác nhanh chóng, hiệu quả
  • Tính tương thích và khả năng chuyển đổi định dạng nhanh chóng
  • Trải nghiệm người dùng thú vị
  • Tự động lưu trữ và có thể khôi phục các phiên bản cũ khi cần (version history)
  • Hỗ trợ ngôn ngữ Markdown
  • Thuận tiện trong việc tổ chức, sắp xếp và tra cứu các nội dung đã được soạn thảo
  • Tiết kiệm chi phí
  • Chi phí cơ hội cho việc học một sản phẩm mới chấp nhận được

Rốt cuộc nên chọn cái nào?

Nếu đọc tới đây mà bạn vẫn chưa chọn được ứng dụng nào cho mình, thì không sao cả, vì mình cũng như bạn.

Trước hết bạn cần xác định MỤC ĐÍCH cho việc ghi chú của mình là gì? Bạn hãy chọn một ứng dụng mà bạn "có vẻ" thích, và SỬ DỤNG nó. Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ thấy những điểm thích, những bất cập của ứng dụng. Nếu thấy nó không phù hợp, thử dùng ứng dụng khác (và cũng cho nó đủ thời gian trải nghiệm). Quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian, rồi bạn cũng sẽ biết được bản thân MUỐN gì và định hình phong cách bản thân, từ đó chọn được ứng dụng phù hợp.

Tuy nhiên, sau cùng, ứng dụng cũng là công cụ, và nó phục vụ cho con người. Thế nên đừng vì cố gắng sử dụng công cụ để rồi ta thành nô lệ cho nó, quên mất đi bản thân cần điều gì, mục đích ban đầu của việc ghi chú là gì.

👉 Tham gia bình luận tại group Obsidian - Second Brain

Comments