Thế nào là một ngày tuyệt vời?¶
2 bản thể¶
Daniel Kahneman, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002, đã thực hiện một thí nghiệm như sau: ông yêu cầu một nhóm các tình nguyện viên tham gia một thí nghiệm gồm ba phần.2 - Trong phần “ngắn” của thí nghiệm, các tình nguyện viên nhét một tay vào một bồn chứa đầy nước ở nhiệt độ 14°C trong vòng một phút, rất khó chịu, gần như đau đớn. Sau một phút, họ được yêu cầu rút tay ra. - Trong phần “dài” của thí nghiệm, các tình nguyện viên đặt tay kia vào một bồn nước khác. Nhiệt độ ở đó cũng khoảng 14°C, nhưng sau một phút, nước ấm được bí mật cho thêm vào bồn, nâng nhiệt độ lên đôi chút, thành 15°C. 30 giây sau, họ được yêu cầu rút tay ra. - Một số tình nguyện viên làm phần “ngắn” trước, một số khác làm phần “dài” trước. Trong cả hai trường hợp, chính xác bảy phút sau khi cả hai phần kết thúc thì đến phần thứ ba và cũng là phần quan trọng nhất của thí nghiệm. Các tình nguyện viên được bảo rằng họ phải lặp lại một trong hai phần, và tùy họ chọn phần nào. Đến 80% thích lặp lại thí nghiệm “dài”, vì họ nhớ là nó ít đau đớn hơn.
Lí giải về kết quả này, Yuval Noah Harari đã viết trong quyển Homo Deus - Lược sử loài người rằng con người chúng ta có ít nhất 2 bản thể: bản thể trải nghiệm và bản thể kể chuyện. Bản thể trải nghiệm sẽ đánh từng khoảng khắc. Ví dụ nó sẽ đánh giá phần "dài" sẽ tệ hơn phần "ngắn" của thí nghiệm (vì phải chịu thêm 30 giây cho tay vào nước lạnh nữa). Còn bản thể kể chuyện sẽ đánh giá cả quá trình bằng cách lấy trung bình (cao trào) + (phần kết) và lược bỏ yếu tố thời gian. Ví dụ, khi đánh giá phần "ngắn", bản thể kể chuyện tính trung bình giữa phần tệ nhất (nước rất lạnh) và giây phút cuối cùng (nước vẫn rất lạnh) và kết luận là “nước rất lạnh”. Nó cũng làm như vậy với phần "dài" của thí nghiệm. Nó tính trung bình giữa phần tệ nhất (nước rất lạnh) và khoảnh khắc cuối cùng (nước không lạnh đến thế) và kết luận rằng “nước có vẻ ấm hơn”. Quan trọng là, bản thể kể chuyện hoàn toàn mù tịt về quãng thời gian, không để ý gì đến độ dài khác nhau của hai phần. Thế nên khi được lựa chọn một trong hai, nó thích phần trải nghiệm dài hơn, phần mà “nước ấm hơn một chút”. Đây gọi là "quy luật đỉnh - kết".
Bản thể trải nghiệm chẳng nhớ gì cả. Nó không kể chuyện, và ít khi được tham vấn khi đi đến những kết luận lớn. Nhớ lại các ký ức, kể chuyện và đưa ra các quyết định lớn đều là độc quyền của bản thể kể chuyện. Quy luật "đỉnh - kết" được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Các bác sĩ nhi khoa có thể đặt trong phòng khám mình những hũ đầy bánh kẹo, và đưa cho trẻ con sau khi chúng bị tiêm đau đớn. Khi đó, bản thể kể chuyện sẽ nhớ về chuyện đi khám bệnh với 10 giây vui vẻ cuối cùng thì sẽ xoá đi rất nhiều phút căng thẳng và đau đớn. Một tình huống khác là khi phụ nữ sinh con sẽ trải qua cơn đau thấu trời xanh. Nhưng vào những giây phút cuối cùng và những ngày sau đó, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và endophine làm giảm cơn đau và tạo cảm giác nhẹ nhõm, phấn chấn. Hơn nữa, tình yêu lớn dần lên dành cho đứa trẻ, và sự khen ngợi từ bạn bè, gia đình, tất cả sẽ biến việc sinh con từ một sang chấn khủng khiếp thành một ký ức tích cực.
Điều này có nghĩa là¶
Phải chăng nếu kết thúc một việc bằng một 'trải nghiệm' tuyệt vời, thì ta sẽ đánh giá cả quá trình đó là tuyệt vời. Ban ngày, ta phải ra ngoài cuộc sống lăn lộn, thì ban đêm sẽ là thời gian ta được trở về với chính ta. Nếu những thời khắc cuối ngày của ta là tuyệt vời, thì ngày hôm đó sẽ dễ chịu đi biết bao nhiêu lần.
Một tối nào đó¶
Tôi nghĩ về việc chúng ta có 2 bản thể: bản thể trải nghiệm và bản thể kể chuyện (đỉnh-kết) 1. Chẳng hạn như IPE, buổi học cuối cùng thấy vui thì ta thấy ừ thì học IPE cũng vui đấy nhỉ, mặc dù cũng có nhiều buổi bị la (không đến nỗi) quá trời. Hay như việc thi vừa rồi. Nếu đánh giá từng buổi thì thấy 'tệ' nhưng mình chỉ nhớ về buổi cuối cùng thì thấy 'tiệt dời', hay đó là cảm giác 'cuối cùng cũng xong'.
Nói về việc 'cuối cùng cũng xong'. Ừ thì xong đó, thi cử xong rồi đó, hết năm 4 rồi đó. Bây giờ là hè nè, m có nhiều thời gian để học USMLE theo ý thích rồi. Vậy cho hôm nay thư giãn đi, mai nhớ bắt đầu học nha.
Có thể ngày hôm nay không làm việc gì thấy 'có ích', nhưng tới tối với evening routine (read-blog-strech) thì ngày hôm nay có thể kết thúc được.
Xem thêm
-
Kahneman, D., Fredrickson, B. L., Schreiber, C. A., & Redelmeier, D. A. (1993). When More Pain Is Preferred to Less: Adding a Better End. Psychological Science, 4(6), 401–405. https://doi.org/10.1111/j.1467-9280.1993.tb00589.x
↩