Tôi tự học¶
[Author:: Nguyễn Duy Cần] - (Publication_Year:: 1959)
Ebook:: 📘 EPUB
Tóm lược dựa trên mục lục¶
§1. THỬ TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA¶
a. Thế nào là người học thức?¶
- “Con chiên ăn cỏ, đâu phải để mà nhả cỏ mà là để biến thành những bộ lông mướt đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ…”
- học nhiều và học thức không giống nhau
b. Học để làm gì?¶
- có nhiều kẻ họ sống hết sức hạnh phúc trong sự ngu dốt và ở-không-nhưng của họ…
- Ta và anh ăn mày này, ai hạnh phúc hơn ai? Thật, cũng khó mà trả lời cho dứt khoát.
- hạnh phúc là được làm chủ hành động ta, tư tưởng ta, tình cảm ta… và mỗi ngày mỗi làm cho cái người của ta thêm sáng suốt hơn, thêm tự do hơn, thêm to rộng hơn… nghĩa là thêm mới mẻ hơn.
- Học, là để mưu hạnh phúc, nghĩa là để làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng…
- “Học thức là cái gì còn lại khi mình đã quên tất cả”. ~ Herriot
- (Tri vong thị phi, tâm chi thích dã)”. Hiểu được câu nói này của Trang Tử là hiểu được cái diệu pháp của phép Học rồi vậy.
c. Thế nào là bậc thiên tài?¶
- “thiên tài chỉ là một sự bền bỉ nhẫn nại lâu ngày” ~ A. De Vigny
§2. NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH¶
a. Học vấn và thời gian¶
- “Đời sống ta có hạn mà sự học hỏi thì vô hạn…” ~ Trang Tử
- Hạng "dốt kim thời": họ viện lẽ “bể học mênh mông mà thời giờ không có đủ…vậy tốt hơn việc nhà mình mình biết, ghé mắt vào việc nhà kẻ khác để làm gì? Học làm gì, rút cuộc cũng không hiểu biết gì hơn người không học… Socrate há không có nói: “Điều mà ta biết rõ nhất là ta không biết gì cả!” hay sao?”
- Hạng chuyên môn: họ quyết định chọn một vài sự hiểu biết nào mà họ thích nhất, rồi bám lấy, ngăn tường đắp luỹ, đem tất cả thời giờ và tâm trí họ để nghiên cứu một cách sâu xa triệt để hơn. Đấy là giải pháp của nhà chuyên môn.
- Hạng người “ngụy bác học” hay “ngụy trí thức” lại cũng là nạn nhân của vấn đề nan giải trên đây: cái học thì vô cùng mà thời gian thì có hạn. Họ không chịu dốt, nhưng họ cũng không có đủ can đảm làm nhà chuyên môn. Họ là hạng người “dở dở ương ương”: cái gì cũng biết, nhưng không có cái gì thực biết. Đấy cũng là lối học ở nhà trường đã đào tạo một hạng người “bác học nửa mùa”.
b. Cái học về bề rộng và cái học về bề sâu¶
- Rộng
- Mọi sự, mọi vật trên đời rất liên quan mật thiết với nhau
- Người trí: tìm thấy nhiều nguyên nhân sâu xa và rộng rãi, cần có một cái học rộng rãi để khỏi phải bị thiên kiến trong khi nhận xét và phê bình
- Sâu
- “Phải có một cái học tổng quát để phụng sự cho ngành chuyên môn của mình!” ~ Victor Duruy
- đi sâu vào một ngành học nào, người ta rốt cuộc cũng tìm ra được cái học bao la tổng quát, vì sự vật trong đời chằng chịt dính líu nhau, không có một sự vật nào là cô đơn độc lập cả.
- giúp công việc càng trở nên tinh tiến, mau lẹ
- "sai ngoa về nghề nghiệp": bệnh nghề nghiệp
- Cần phải vừa rộng, vừa sâu
c. Cố gắng: Điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần¶
- Tránh những sách "mì ăn liền", dọn sẵn mà ta không thể chủ động tiếp thu
- Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nào mình biết vận dụng tất cả năng lực và năng khiếu của mình, nhận thức được rõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình và đem ra so sánh với những ý kiến dị đồng của tác giả, biết sắp đặt lại những ký ức của mình, biết trầm ngâm suy nghĩ, biết làm việc có phương pháp, tóm lại, biết thảo luận và thông cảm với tác giả quyển sách mình đọc, đó là biết cách đọc sách đấy.
d. Cố gắng mà được bền bỉ là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẫn¶
- Lòng ham muốn mê say là một động cơ thúc đẩy và nuôi nấng sức cố gắng không ngừng đến cực độ.
đ. Biết tổ chức sự hiểu biết của mình¶
- Kẻ có trình độ văn hoá cao rộng là người có rất nhiều bực thầy, nhưng không nô lệ một ông thầy nào cả
- Không lệ thuộc vào hệ thống tư tưởng nào
- “hoài nghi triết lý” (doute philosophique)
e. Óc phê bình¶
- Học
- cái “học” ấy đừng phải là một cái học “quá chuyên môn”
- Cái “học” ấy phải là một cái học do sự suy nghĩ nghiền ngẫm mà có, chứ không nên là cái học do kẻ khác mang lại cho mình, sẵn sàng tránh cho ta vận động đến óc phê bình, phán đoán hay suy nghĩ gì cả.
g. “Biết mình” là cái học đầu tiên của người trí thức¶
- Chiều hướng ngoại: nghiên cứu, khoa học, ngoại giới
- Chiều hướng nội: tình cảm, ý tưởng của ta, nội tâm, con người ta
- “Tri nhân giả trí; tự tri giả minh” (Biết người là trí; biết mình là sáng)
- Biết chính mình
h. Học để thành công trong con đường xử thế¶
i. Óc tinh nhuệ¶
- Chính óc tinh nhuệ nó giúp ta trên con đường nghiên cứu những gì mà giác quan của ta không còn nhận xét được nữa, tức là giúp ta hoạt động trên những vùng tinh thần rất tế nhị của tình cảm và tư tưởng: ở đây ta chỉ có thể cảm được chứ không còn suy tính ra được, ta có thể nhận thấy ngàn muôn sợi dây liên lạc vô cùng tế nhị và chằng chịt mà ta không sao thấy được dấu hiệu gì bộc lộ bên ngoài
k. Biết tuyển chọn¶
- Sách hay, đoạn hay, câu hay, ý hay
- Commonplace book
- Nếu bạn chỉ đọc những quyển sách mà mọi người đang đọc thì bạn cũng chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ ~ Haruki Murakami
§3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN¶
a. Thời giờ¶
- Tưới cây, người ta cũng tưới từ từ, và phải có thời gian, nước mới có thể thấm nhuần gốc rễ. Có thời gian, trái mới chín, hoa mới trổ.
b. Tinh thần tản mác¶
- Muốn có được một học vấn uyên thâm, cần phải tránh những cơ hội làm cho tinh thần tản mác trong một đời sống quá phiền phức.
- Biết từ chối, đó là một sức mạnh của tâm hồn.
- Người quyết tâm đào tạo cho mình một đời sống tinh thần, phải ít ra có một đời sống đơn giản, một nếp sống xa hẳn cuộc sống xa hoa của đời náo nhiệt bên ngoài, nghĩa là, nếu có thể được, nên có một nếp sống của một người “ẩn dật”…
c. Đời sống đơn giản¶
- Lầm cái phụ với cái chánh, lầm hình thức với nội dung, có thể nói đó là cái thông bệnh của phần đông người đời nay vậy.
- Một hiền triết Hy Lạp có nói: “Nếu anh có ngựa tốt, hãy nói: Con ngựa tôi tốt, chứ không phải tôi tốt.”
- mỗi sự kiện tự nó không có ý nghĩa gì cả: nó chỉ có giá trị khi nào nó được sắp đặt ngay vào vị trí của nó, liên lạc mật thiết với nhau như một tổ chức tự nhiên của một vật sống.
d. Sự tập trung tinh thần¶
- Muốn có được một nền tảng văn hoá vững vàng phải biết thống nhất tất cả sự hiểu biết cùng học hỏi của ta vào một chiều sâu nào đó.
- Nhờ sự tập trung tinh thần, ta lần lần tìm ra mối dây liên lạc duy nhất nối liền những ý tưởng cùng những sự kiện tạp nhạp mà mới xem qua ta không thấy ăn chịu với nhau chút gì cả.
- “nhất dĩ quán chi”
- “Có gì lạ, chỉ vì tôi cứ nghĩ đến nó mãi mà thôi!” ~Newton nói về "lực hấp dẫn"
- Darwin “đeo đuổi mãi theo một vấn đề suốt năm này đến năm kia mà không biết nản”
đ. Óc tổng quan¶
- Chống lại sự tản mạn tinh thần
- biết đem những chi tiết phụ ghép vào cái chánh, biết nhận thấy cái dây liên lạc mật thiết giữa các sự vật rời rạc nhau, biết tìm hiểu cái ý nghĩa thâm sâu của mọi sự mọi vật trên đời
e. Óc nhân quả¶
- Vậy, trước một hiện tượng nào, hãy hỏi: Tại sao? Và nếu có ai quả quyết với mình một điều gì, phải lập tức đòi hỏi lấy “bằng cứ”!
- Nhưng “việc đời phức tạp mà đời người rất ngắn, con người phải tạm sống với những kết luận tạm”. => Thà kết luận tạm mới 1 mớ lí do thiếu sót hơn là không có một nguyên nhân cỏn con nào
g. Óc tế nhị¶
- “Những đầu óc tinh nhuệ mới nhận thấy được sự khác nhau trong sự vật, những đầu óc tầm thường chỉ thấy toàn là những sự giống nhau thôi”
h. Óc thán thưởng¶
- Platon có nói: “Biết ngạc nhiên, đó là nguyên nhân của triết học”
- Tán thưởng tiêu cực: ngạc nhiên, thán thưởng một cách tự nhiên không cần cố gắng gì cả; sự so sánh và sự tương phản giữa hai hoàn cảnh khác nhau.
- Tán thưởng tích cực: đặt vấn đề, đặt những câu hỏi, để mà “tiên đoán” hay dự đoán những gì ta sắp đọc, sắp nghe…
- phương pháp dạy học của Socrate hay của Khổng Tử: biết đặt câu hỏi là cả một nghệ thuật của phép dạy dỗ, làm kích thích tư tưởng.
- Platon nói rất sâu sắc: “Hiểu biết, thực ra, là một sự nhận ra những gì ta đã biết” (Connaître, au fond, c’est reconnaître). Nghĩa là, cái thật biết là cái biết do mình đã tìm ra.
§4. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHÁNH¶
a. Đọc sách¶
- Đành rằng, xem tận mắt, nghe tận tai quý hơn xem bằng sách… Nhưng, các điều ta có thể quan sát đặng sao có thể sánh kịp với những điều sách vở để lại, bởi nó tóm cho ta biết bao nhiêu thế kỷ suy tìm và kinh nghiệm mà nếu ta phải tự mình tìm lại, tuổi thọ của ta không làm sao cho phép. Vậy, ta phải đốt giai đoạn là chỉ có sách là miễn được cho ta công trình khổng lồ ấy mà thôi.
- Học bằng sách – rất quan trọng ở thế kỷ này – có thể tóm trong hai điều kiện này: Chỉ đọc những sách hay mà thôi. Và phải biết cách đọc.
a1. Thế nào là sách hay?¶
- cần phải loại trừ những sách dài lê thê bất tận, những sách buồn chán, những sách đọc khó tiêu.
- những bực thức giả cao thâm giới thiệu cho những sách hay
- lựa những sách do những tác giả có tên tuổi viết ra
a2. Đọc sách để tìm hiểu mình¶
- “Phải tự làm cho mình xứng đáng với những tác phẩm mình đang đọc… “Thuật đọc sách là cái nghệ thuật tìm thấy lại cuộc đời của mình và hiểu biết nó hơn, bằng sách”.
b. Phải đọc sách cách nào¶
- b1. Tánh cách tôn nghiêm của sự đọc sách
- “gây chung quanh những lúc đọc sách của ta một không khí trang nghiêm và trầm lặng thường bao bọc những cuộc hoà nhạc hay những buổi lễ cao quý”.
- b2. Chỉ đọc những tác phẩm hay
- sách bất tận: càng đọc đi đọc lại chừng nào, càng thấy nó rộng rãi sâu xa chừng nấy.
- b3. Sách gối đầu giường
- bất cứ ở hoàn cảnh nào đều có thể giúp cho ta một vài ý tưởng thích nghi và an ủi; những sách đưa ta lên cao bằng những tư tưởng thanh thoát hay những gương mẫu của những bực anh hùng vĩ nhân trong nhân loại; những sách giúp cho ta biết hoài nghi suy nghĩ thêm, biết đặt vấn đề, biết làm cho lòng ta nhẹ nhàng và phấn khởi, khôn ngoan và trong sạch hơn.
- nếu cảm thấy không có gì trong thâm tâm khát khao kêu gọi gì cả, thì thà đừng đọc sách còn hơn, cũng như nếu mình cảm thấy không có gì cần phải nói ra, thì đừng bao giờ miễn cưỡng mà viết sách.
- b4. Uống nước tận nguồn
- Đọc sách hay, cần đọc ngay nguyên văn. Nếu không đọc được nguyên văn, thì phải tạm đọc sách dịch. Như thế thì sự hiểu biết của ta cũng kể là hiểu biết tạm thời thôi.
- Dù sự phán đoán, phê bình của ta không được xuất sắc bằng nhiều nhà nghiên cứu khác, nhưng nó là của ta… nó là của trình độ hiểu biết hiện tại của ta… Sau này, ta sẽ đọc lại các sách nghiên cứu khác để so sánh và chữa lại hoặc bổ túc thêm những phán đoán sai lầm hay thiếu sót của ta, thì công phu tự học thụ dụng không biết chừng nào.
- Đừng bao giờ tìm hiểu biết một người bằng lời giới thiệu của một kẻ thứ ba.
- b5. Sách quá nhiều chú giải
- Giữa ta và quyển sách cần phải có một sự tiếp xúc trực tiếp, không nên có nhiều kẻ xen vào “giành giựt” sự thông cảm của riêng ta.
- b6. Đọc sách cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần
- Đọc lần đầu cần đọc nhanh để tóm lược đại ý, sau lần lần suy xét lại những chi tiết của nó.
- b7. Cần đọc những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình
- Có ích gì những sách cùng một trình độ với mình, vì họ chỉ mang lại cho ta có cái tiếng dội của những ý kiến của ta mà thôi.
- Nhà tư tưởng Joubert có nói đại khái như vầy: “Những ý tưởng rõ ràng sáng sủa giúp cho ta tư tưởng; nhưng chính những ý tưởng mập mờ lại giúp ta hành động, chính những ý tưởng ấy chỉ huy sự sống của ta”.
- Làm bạn thì nên làm bạn với những kẻ cao hơn mình về tài đức, đọc sách nên đọc những quyển sách cao hơn trình độ tư tưởng của mình thì mới mong tiến bộ mau trên con đường trí thức.
- b8. Đối với bất cứ sách nào, phải dành cho nó một tấm lòng thiện cảm
- đọc sách mà có nhiều thiên kiến, nhất là ác cảm, thì chắc chắn không làm gì hiểu được thâm ý của tác giả.
- b9. Cần ôn lại những gì ta đã hiểu biết hoặc đã suy nghĩ về vấn đề của quyển sách đã nêu ra
- mình cần phải có hiểu biết hoặc suy nghĩ trước chút ít mới được. Đến khi đọc sách là mình tìm coi tác giả sẽ giải quyết hoặc đặt vấn đề ấy như thế nào, có đồng hoặc không đồng với ý kiến của ta chăng, mà nếu có đồng thì đồng chỗ nào, “đại đồng” mà “tiểu dị”, hay “đại dị” mà “tiểu đồng”? Còn nghịch với ta, thì tác giả nghịch chỗ nào? Đừng vội đọc liền quyển sách. Nên chờ cho mình nhận định vấn đề trước đã. Muốn vậy nên đọc trước bản mục lục hay bài tựa để có một khái niệm chung về đề tài của quyển sách.
- b10. Đọc sách cần phải đồng hoá với nó và phản động lại nó
- đồng hoá: hưởng ứng cùng tác giả một cách thân mật, người đọc cần phải đem tư tưởng của tác giả đối chiếu với kinh nghiệm của mình.
- phản động: chỉ cho tác giả biết, đứng trong trường hợp của tác giả, tác giả phải nên có quan niệm như thế nào để khỏi phải có sự mâu thuẫn, phải lẽ hơn hoặc hay hơn mà thôi.
- phân biệt: Óc phê bình >< óc phản bác (dìm người khác để nâng mình lên, chỉ dựa vào 1 chi tiết nhỏ)
- b11. Đọc sách cần đặt cho mình trước một vấn đề… hay một câu hỏi để tìm kiếm, săn đuổi…
- đặt trước cho mình một vấn đề, rồi xem tác giả giải quyết như thế nào, có hợp/trái với quan điểm của mình hay không
- lợi dụng những phê bình của kẻ khác để tạo cho mình một câu hỏi, dùng làm phương hướng trong khi đọc sách.
Phương pháp đọc
- thiện cảm: hiểu được tác giả
- đối phương: bươi móc chỗ dở, phê bình
- trạng sư: tìm đủ lý lẽ để bênh vực nó
- b12. Làm thế nào để nghiên cứu một hệ thống tư tưởng?
- Đi ngay vào những tác phẩm chính
- Phải biết và dám tin tưởng nơi sự phê phán của mình trước hết: tiếng dội ấy sẽ là tiếng dội thành thật nhất và hồn nhiên nhất.
- b13. Làm cách nào để hiểu biết được học thuyết mới?
- Tóm lại, bao giờ cũng phải kê cứu ngay những tác phẩm do tay tác giả trước tác, hoặc nếu không có thì chỉ nên đọc những tác phẩm có giá trị. Đọc những sách, dù là đọc một phần thôi, chứ không được đọc hết tất cả tác phẩm của danh gia ấy, ta cũng có được một ý niệm giá trị hơn là đọc những sách toát yếu của nó.
- b14. Cái hại của những sách toát yếu
- Nó chỉ có ích để giúp trí nhớ cho những người đã biết rõ rồi
- những ý tưởng dồi dào phong phú kia đã mất cả sự linh hoạt của nó vì đã bị nhốt vào một vài câu văn cằn cỗi khô khan, không còn chút gì là sinh khí, mạch lạc, tư tưởng bị đứt đoạn, trí nhớ chỉ còn ghi lại những danh từ… và chỉ là những danh từ mà thôi.
- Người ta đã quên rằng văn hoá là một vấn đề phẩm chứ không phải lượng, và cũng là một vấn đề thời gian.
- b15. Viết lại những gì mình đã đọc
- Thụ động: chép lại, tóm tắt lại
- Chủ động: biên lại cảm tưởng của ta, hoặc những ý kiến riêng của ta chống đối lại với tác giả, lọc lừa những gì nên giữ, những gì nên bỏ.
Tóm lại
- Ta cần phải đọc những sách “vĩ đại”, những sách thật hay;
- đọc ngay nó mà đừng đi vòng vo chung quanh nó;
- đọc nó ít lắm cũng hai lần, lần thứ nhất để nhận thấy tổng quan và đại ý, lần thứ hai, đọc lại thật kỹ từng chi tiết;
- phải có can đảm đọc ngay những sách hay mà khó để bắt ta cố gắng và suy nghĩ, và phải đọc nó với một vấn đề tự mình đặt lấy và giải đáp trước để rồi sau kiểm soát lại;
- phải đọc sách thật có giá trị, dù chỉ đọc vài đoạn một, mà đọc ngay chánh văn còn hơn là đọc lại những bản toát yếu khô khan của nó;
- đọc xong nên ghi chép lại cảm tưởng của mình một cách đơn giản và chân thành.
- b16. Đọc sách cần xem bản mục lục
- Tựa quyển sách, chỉ cho ta tổng quan của nó, còn bản mục lục giúp cho ta thấy trước đường lối để đi vào tư tưởng của tác giả.
§5. ĐỌC NHỮNG GÌ?¶
5.1. Đọc tiểu thuyết tâm lý¶
- giúp ta hiểu biết rõ hơn ý nghĩa của đời sống của ta và là của đời sống của những người chung quanh ta thường bị thói quen hàng ngày che giấu
- đi sâu vào nhiều hoàn cảnh xã hội khác ta để tìm thấy chỗ đại đồng của bản tánh con người sống dưới hình thức của những phong tục khác nhau, và để mà nghiên cứu mọi vấn đề quan trọng của nhân sinh như tội lỗi, ái tình và số mạng một cách cụ thể hơn, ngoài sự giải thích xuyên tạc của luân lý, đạo đức…
- đặt cho ta nhiều nghi vấn về cuộc đời… và bắt ta suy nghĩ
- Viết và đọc tiểu thuyết ~ Nhất Linh.
- 2 loại tiểu thuyết
- làm ta quên đi cuộc đời đang sống
- làm cho đời sống trong thực tế có ý thức hơn
5.2. Đọc sử¶
- “Lịch sử để lại cho ta nhiều bài học có hại hơn là có lợi. Nó tạo cho ta nhiều ảo vọng sai lầm… rất đáng nguy hiểm”
- trước một câu chuyện nào bất luận, ta phải tự hỏi:
- Ai thuật lại chuyện đó?
- Người thuật lại chuyện đó có thuật lại rõ ràng câu chuyện của họ thuật chăng?
- Người đó có thể tin cậy được chăng?
- Người đó có phải là người hay quả quyết suông những chuyện vu vơ, và họ làm thế là để thích ra mặt sành chuyện hơn người không?
- Người ấy có quyền lợi gì để dối mình hay dối người chăng?
- Ta không nên quá tin cậy nơi trí nhớ của ta.
- Sự nguỵ tạo của trí nhớ
- PP Phê bình sử học (xem Thuật tư tưởng)
- 5.2.a. Phê bình ngoại bộ
-
- Trước hết, nhà làm sử hay viết sử phải để ý đến sự tìm tài liệu cho đầy đủ.
- Thực-sự là gì? Là những sự có thực xảy ra.
- tài liệu là những hình ảnh sai lầm của thực-sự.
- ta phải phân biệt cẩn thận cái nào là “thực-sự”, cái nào là “phán đoán” hay “phỏng đoán” và cố nhiên là phải dùng “thực-sự” làm tài liệu và chứng cứ mà thôi.
-
- Tìm được tài liệu rồi, hãy phê bình về lai lịch của nó.
- nó ở đâu mà đến? - nó xảy ra hồi nào? - ai thuật nó lại đó?
-
- Ta lại cũng phải biết “phục hồi” lại nguyên văn hay nguyên thể những tài liệu mình đang nghiên cứu nữa.
-
- 5.2.b. Phê bình nội bộ
- Giải thích tài liệu
- tác giả muốn nói gì?
- “Một câu văn, nghĩa nó thay đổi, chẳng những tuỳ theo thời đại và tuỳ theo vị trí của đoạn văn ấy trong bài; ta chớ bao giờ tách một câu ra ngoài cái văn mạch của nó, nghĩa là ngoài cái bài mà nó chỉ là một câu hay một đoạn trích ra; và nếu giải thích, phải giải thích nó theo cái ý chánh và tổng quan bao trùm bài văn”
- Tìm sự thành thực của tác giả
- Tác giả có phần vì tư lợi mà nói dối không?
- Tác giả có phải vì hoàn cảnh buộc lòng phải nói không đúng với sự thật để mưu sự an thân không?
- Tác giả có những ưa ghét riêng, đối với một người nào hay một nhóm người nào?
- Tác giả có phải vì muốn mị-chúng nghĩa là chiều theo thị dục của quần chúng, hoặc vì muốn tránh sự đụng chạm hay xung đột với lòng tín ngưỡng của quần chúng mà nói sai với sự thật không?
- Tác giả có phải vì thiên về một chủ nghĩa nào, thiên về một đảng phái chính trị hay tôn giáo nào, thiên về xứ sở quê hương mình, thiên về giai cấp xã hội mình… mà nói sai với sự thật không?
- Hoặc tác giả có phải vì quyền lợi chung của một hội đảng nào mà chính mình là phần tử quan trọng.
- Tác giả có phải vì hiếu danh mà xướng xuất ra những điều không đúng với sự thật không?
- Tác giả có phải vì chuộng mỹ thuật văn chương hơn sự thật, muốn cho câu chuyện được ly kỳ, đẹp đẽ…
- Tìm sự đích xác của chứng cứ
- trí nhớ của ta không sao tin cậy được, dù mình nhớ dai đến bực nào.
- nhận lầm sự giải thích của anh làm thực-sự
- So sánh tài liệu
- Muốn biết sự thực, cần phải có chứng cứ của nhiều người để so sánh mới có thể tin được.
- Những tài liệu so sánh với nhau, được nhận là đúng nhau khi nào nó giống tương tự nhau thôi, chứ không giống như khuôn.
- Giải thích tài liệu
- 5.2.a. Phê bình ngoại bộ
5.3. Đọc báo¶
- Tôi chắc chắn rằng báo chí không giúp được bao nhiêu cho người tự học, tìm cho mình một cơ sở văn hóa vững chắc.
- Đề tài hỗn tạp làm cho họ biến thành như con bướm giỡn hoa: cái gì cũng “nếm” phớt qua mà không có một cái gì là thật biết rõ.
- Đọc sách mà tự mình làm giảm óc phán đoán và suy nghĩ của mình là một điều tai hại vô cùng cho tinh thần độc lập và tự do của mình. Đừng để cho ai “che cái ánh mặt trời của mình” như Diogène đã bảo với Alexander đại đế.
5.4. Đọc những sách về thiên văn và địa lý¶
- 5.4.a. Con người trong Vũ trụ
- Cảm tưởng bạn như thế nào ở giữa cảnh vô biên vô tận của trời đất? Pascal đã nói: “Sự lặng thinh của những khoảng không gian vô tận này làm cho tôi kinh khủng!”. Nó là mối phát sanh những tư tưởng thanh thoát đưa con người ra khỏi những cảm tưởng nhỏ nhen ti tiện và chật vật của cuộc đời vật chất… và gây cho mình có nhiều tư tưởng thâm trầm về ý nghĩa của nhân sinh.
- Alphonse Berget, để gọi là tạm kết luận: “Khi bàn đến khoa thiên văn học người ta đã bảo rất đúng rằng đó là “khoa đẹp nhất”. Thật vậy, chỉ nhờ có nó mà thôi; nhờ chiêm vọng bầu Trời mà tinh thần ta được nâng cao trên những quan niệm cao cả nhất; trong khi nó giúp ta quen thuộc với những ý niệm về sự vô cùng của không gian và sự vô tận của thời gian, nó chỉ cho ta thấy rõ cái nhỏ bé không đáng kể của ta trong Vũ trụ, nhưng đồng thời cũng chứng minh rằng đầu óc con người “to rộng” là bực nào mới có thể hiểu biết được nổi những kỳ diệu ấy”
- 5.4.b. Con người trong thời gian
- Sau khi đặt địa vị con người trong vũ trụ, ta cũng cần đem cái đời sống ta mà đặt vào một khung cảnh co hẹp hơn, là nhân loại. Vậy, ta phải tìm trở lại trong thời gian cái nguồn gốc nhân loại, tức là tìm mà hiểu biết sự phát sinh đầu tiên của con người trên mặt đất và sự tiến bộ của nhân loại trong từng giai đoạn của nó trong lịch sử.
- 5.4.c. Con người trong không gian
- Muốn rõ được vị trí con người trong không gian, tức là muốn biết thế giới chung quanh ta, phải cần đến những sách về địa lí, du kí.
- hiểu biết tâm hồn của một dân tộc là đi sâu vào sự nghiên cứu những tác phẩm trứ danh của mỗi dân tộc, nghĩa là nghiên cứu văn học của dân tộc đó.
- Người xưa khuyên người trí thức phải có một cái học “thượng tri thiên văn, hạ tri địa lí, trung tri nhân sự” thật là chu đáo. Phải chăng đó cũng là cao vọng của tất cả mọi người hiếu học, mong mỏi có được một nền học vấn rộng rãi và vững vàng.
§6. HỌC NHỮNG G̶
Học viết, biết đem ý tưởng của tiếng nói nước này sang qua tiếng nói của một nước khác, biết hướng mình trong thời gian và không gian, biết phân biệt được những gì có thể chứng minh được bằng lý luận và thực nghiệm với những gì không thể chứng minh được, biết đào luyện óc sáng tác, biết tổ chức lại tư tưởng của mình cho có trật tự và nhất trí bằng triết luận. Và phải chăng đó là một chương trình kể ra khá gọi là đầy đủ cho những người có cao vọng tạo cho mình một cơ sở học vấn có căn bản. Nhưng chương trình học tập này cần phải bổ túc bằng hai điều kiện này nữa là: - Phải tìm cách nhận thức ngay sự vật bằng mắt thấy, tai nghe, bằng du lịch; - Đào luyện cảm giác và tình cảm bằng cách sống trong cảnh thiên nhiên và bằng nghệ thuật.
6.a. Học viết văn¶
- đào luyện nhãn thức
- làm văn hay tức là tư tưởng đúng đắn mực thước, tức là biết phân tích tinh tế tình cảm của mình, tức là biết dùng danh từ đúng với tình ý và tư tưởng của mình, nghĩa là biết so sánh, cân nhắc, biết dùng những câu văn sáng sủa mà hàm súc, gọn gàng và bóng bẩy, chứ không phải như những kẻ cầu kì phiền phức, dùng toàn sáo ngữ mà không nói được một ý nghĩ gì tân kì.
- Làm thế nào để tập viết văn hay?
- Viết cho thường (xuyên)
- tập viết lối văn tự nhiên mà hàm súc, giản dị và nhẹ nhàng
- Văn luận thì cần phải có dụ có luận xen nhau thì văn mới được linh hoạt.
- tránh lối viết bằng sáo ngữ và biết nói thẳng những gì mình đã nghiền ngẫm lâu ngày.
6.b. Học dịch văn¶
- dịch văn phải giữ ý của tác giả, lựa chọn chữ dùng cho thích đáng, không được viết bừa.
- đọc sơ để hiểu ý tác giả trước, thay vì đi tìm từ điển dịch từng từ một
Chương trình học vấn có thể tóm trong ba điều này:
- có một kiến thức rộng rãi về sử học, thiên văn và địa lí;
- tạo cho mình có được một đầu óc khoa học, biết cách vật trí tri;
- và cố gắng đi lần đến một quan niệm tổng quát về cuộc đời, nghĩa là đi đến một quan niệm triết lý về vũ trụ và nhân sinh.
§7. BA YẾU TỐ CHÍNH ĐỂ XÂY DỰNG MỘT NỀN VĂN HÓA VỮNG VÀNG¶
7.a. Óc khoa học¶
- Tạo cho mình có được một đầu óc khoa học là phát huy được cái khiếu ham chứng minh và lý luận, đồng thời phân biệt được rõ ràng thế nào là một chứng minh luận cứ, thế nào là một thực nghiệm.
7.b. Óc triết học¶
- Khi mà ta biết thắc mắc tự hỏi thế nào là ý nghĩa của cuộc đời, ở đâu ta đến, nơi đâu ta ở, và trên con đường vô định sau này, ta sẽ đi về đâu, sao là phải, sao là quấy, đâu là cứu cánh giá trị của khoa học, của nghệ thuật, của tôn giáo và đâu là chỗ sơ khởi và dừng lại của kiếp người trong khoảng mênh mông vô tận, đó là ta đã bắt đầu triết luận.
- Triết luận tức là tìm hiểu cái ý nghĩa của mọi sự vật trên đời, tức là tìm cái chỗ ý thức và nhất trí của những gì rời rạc vô ý thức, tức là biết dòm lại quá khứ, nhận định được hiện tại và phòng bị cho tương lai.
- Khoa học thì thiên về óc phân tích hơn, triết học thì chuyên về óc tổng quan hơn.
- Chân lý là một cái gì duy nhất, bao trùm; khoa học chỉ cắt xén nó ra từng mảnh mún vụn vặt để nghiên cứu riêng về một khía cạnh nào thôi.
- Sứ mạng của Triết học là nhắm vào sự thỏa mãn óc thống quan của con người, tổng hợp lại những gì rời rạc, mâu thuẫn trong đời.
- Óc tổng quan thường lại dễ biến thành óc hệ thống, vì vậy chân lý chỉ có một mà học thuyết triết học thì mọc lên như nấm, khiến cho kẻ nào đam mê triết học, đọc triết học miết cũng phải điên đầu. Tâm trí loài người không thể nào nhận được có một sự mâu thuẫn, cái này phủ nhận cái kia, cái kia phủ nhận cái nọ, vì vậy họ tìm đủ cách để hệ thống hóa tư tưởng của họ, chung qui chỉ vì bản tính của loài người như thế: Không thể chấp nhận được luật mâu thuẫn. Và vì thế mà suốt đời vẫn triết luận mãi không thôi.
- Xem: Chương trình học Triết học
- Tâm lý học
- Luận lý học
- Luân lý học
- Học triết học là để đào tạo cho mình cái khiếu ham suy nghĩ, biết tư tưởng, biết phán đoán, biết nhìn xét việc đời bằng một luồng mắt thống quan, biết tìm hiểu những ý nghĩ sâu kín bên trong các sự vật.
- Chân triết học chả cần gì đến triết học ~ Pascal
7.c. Biết xúc cảm¶
- “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”.
- Một tâm hồn nhạy cảm
- Sống cho người khác: Tài - Đức
- Văn nghệ: Lí - Tình
- Sống một mình trong cô tịch, giữa cảnh vật thiên nhiên
§8. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC¶
- Đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công
- Đề làm việc có hiệu quả thì làm việc đều đều, không nên để gián đoạn
- Bất cứ học một môn nào phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy, và đừng bao giờ đốt giai đoạn
- Biết lựa chọn (hợp với khả năng của mình)
- Biết quý thời giờ làm việc của ta và dặt cho nó thành một kỷ luật
- Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một
- Hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai
- Phải có sức khoẻ dồi dào
KẾT LUẬN¶
- “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”: Người học thức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết.
- Càng biết rộng càng hay, càng biết sâu càng quý.
- Cái lợi của sách là giúp cho mình suy nghĩ, chứ không phải suy nghĩ thế cho mình.
- Học mà không hóa có hại cho tinh thần, cũng như ăn mà không tiêu, có hại cho sức khỏe.