Skip to content

Triple Filter Test

Socrates

Chuyện kể về một người quen tới muốn kể chuyện của một người bạn khác cho Socrates thì ông đưa ra 3 câu hỏi "bộ lọc": xray 1. Bạn có chắc chắn những điều bạn sắp nói với tôi là sự thật không?" 2. Điều bạn sắp nói với tôi về bạn tôi có phải là điều tốt không?” 3. Những điều bạn muốn nói với tôi về bạn tôi có hữu ích cho tôi không?”

Socrates kết luận, “Chà, nếu điều bạn muốn nói KHÔNG ĐÚNG, KHÔNG TỐT, KHÔNG HỮU ÍCH thì tại sao lại nói nó?”

Khổng Tử

Khổng Tử cũng nói trong "Di Zi Gui: Guide to a happly life"

  1. Dù tôi nói gì, sự đáng tin cậy là trên hết
  2. Khi tôi nói, hãy đảm bảo âm lượng và tốc độ phù hợp với người nghe
  3. Khi tôi nói, hãy giao tiếp bằng mắt với người nghe
  4. Nói ít tốt hơn nói nhiều
  5. Không sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, thô tục hoặc cường điệu
  6. Cái gì không biết chắc chắn thì đừng nói

Đạo Phật

Đạo Phật cũng dạy:

  1. Có đúng không?
  2. Có lợi cho người nhận không?
  3. Đây có phải là cơ hội kịp thời để nói chuyện?

Tự vấn

Bản thân mình cần tránh những thói quen xấu như:

  • Lan man: Điều này sẽ làm đối phương bị phân tâm hoặc không hứng thú với những gì đang nói. Mình không nên trách họ, điều cần trau dồi khả năng nói của mình.
  • Nói không đúng lúc: Khi không phải lúc thích hợp để nói chuyện với người khác, nhưng lại lo sau này sẽ quên, mình vẫn nói, rồi đối phương bực mình và thậm chí sẽ không nhớ những gì mình nói.
  • Lời nói không trung thực: Mình thường nói "Tôi nghĩ" vì mình không biết điều gì đó có chắc chắn đúng hay không, nhưng nếu mình không biết điều đó có đúng thì tốt nhất tôi không nên nói điều đó. Luôn nói “tôi nghĩ” khiến mình mất đi sự tín nhiệm.


Comments